Việc chăm sóc và cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ phát triển là một chủ đề luôn được xem là quan trọng đặc biệt là những trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh phải tìm hiểu và cập nhật nhiều kiến thức để chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Và đối với trẻ sơ sinh thì việc cho dặm sữa công thức đang có rất nhiều ý kiến. Vậy dặm sữa công thức là gì ? Cùng mình tìm hiểu xem có nên dặm sữa công thức cho trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé !

Dặm sữa công thức cho trẻ sơ sinh là gì?
Dặm sữa công thức cho các bé sơ sinh có lẽ là cụm từ vẫn còn mới và khá lạ tai đối với các bậc phụ huynh đặc biệt là các mẹ. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về dặm sữa công thức cho trẻ sơ sinh là hình thức kết hợp cho trẻ sơ sinh dùng nguồn sữa mẹ đồng thời dùng thêm sữa công thức. Việc kết hợp sử dụng cả sữa mẹ và sữa công thức này sẽ giúp cho trẻ sơ sinh đáp ứng được các nhu cầu về dinh dưỡng. Bên cạnh đó giúp cho mẹ được yên tâm hơn về việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho con ngày một phát triển.
Mẹ có thể cho bé bú sữa và kết hợp xen kẽ bổ sung cho bé một số bình sữa công thức riêng. Hoặc có thể sử dụng cách khác là cho ống dẫn sữa công thức dán vào ti mẹ, cho bé ngậm ti và khi đó bé sẽ cùng lúc hút cả 2 nguồn sữa.

Có nên dặm sữa công thức cho trẻ sơ sinh không?
Để trả lời cho câu hỏi “có nên dặm sữa công thức cho trẻ sơ sinh không?” thì rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Bởi vì trong y khoa, thì các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên rằng mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là cách thức tốt nhất. Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 4 tháng – 6 tháng tuổi là thời gian mà các mẹ cho trẻ hoàn toàn dùng sữa mẹ cho đến khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Vì trong nguồn sữa mẹ có chưa và cung cấp cho trẻ sơ sinh đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu.
Mặc dù là vậy những vẫn có rất nhiều những trường hợp và lý do khác nhau để các bậc làm mẹ lựa chọn giải pháp cho trẻ sơ sinh bú dặm thêm bằng sữa công thức. Dưới đây sẽ là một vài trường hợp mà mẹ có thể cho bé ăn thêm các sản phẩm sữa ngoài:
- Nguồn sữa mẹ không có nhiều chất dinh dưỡng, không cung cấp đủ các chất mà trẻ cần thiết khiến trẻ bị nhỏ con, không được như những bé cùng lứa.
- Lượng sữa mẹ tiết ra ít, không đủ cho con bú. Việc này có thể do ảnh hưởng từ việc mẹ đã sửa ngực, phẫu thuật ngực, mắc bệnh về tuyến giáp hoặc thay đổi về hormone,…
- Khoảng cách thời gian các cữ bú sữa mẹ của trẻ sơ sinh quá dài hoặc là quá ngắn ( ít hơn 10 phút ). Điều này có thể cho mẹ biết rằng mẹ đang không có đủ sữa để con được no.
- Bé được tách rời khỏi mẹ và nguồn sữa mẹ do mẹ cần đi làm hoặc là trường hợp điều trị bệnh,…

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể bắt đầu bú dặm sữa công thức
Tại bất kỳ thời điểm nào mà các mẹ muốn thì đều có thể cho các bé bú dặm sữa công thức. Tuy nhiên theo như các lời khuyên và khuyến cáo từ các chuyên gia và y bác sĩ thì thời điểm thích hợp nhất đó là gần 1 tháng sau khi sinh thì có thể cho bé sơ sinh bú dặm sữa công thức. Lúc này lịch bú sữa mẹ của bé cũng như là nguồn sữa mẹ cũng đã ổn định hơn rất nhiều. Đối với các trường hợp mà mẹ gặp phải một vài vấn đề về bệnh lý hoặc y tế thì có thể tham khảo những lời khuyên từ bác sĩ để có thể cho con bú dặm sữa công thức sớm hơn.

Có nên pha lẫn sữa mẹ và sữa công thức không?
Theo như các khuyến cáo và chia sẻ của các chuyên gia thì điều này là không nên. Bởi vì việc pha lẫn sữa công thức cùng sữa mẹ hoặc pha trộn sữa công thức với các loại thực phẩm, sản phẩm khác có thể gây ra sự biến chất. Hơn thế nữa, nếu pha sữa công thức với lượng sữa mẹ quá nhiều thì sẽ gây ra việc lãng phí đi nguồn dinh dưỡng dồi dào nếu như trẻ sơ sinh không sử dụng hết. Đối với 1 hoặc 2 lần đầu khi bé còn chưa quen thì có thể áp dụng việc này còn sau đó thì không nên.
Ngoài ra, một phương pháp khác tối ưu và hiện đại hơn đó chính là SNS – hệ thống sữa bổ sung. Mẹ có thể sử dụng một ống dẫn mỏng, nhỏ và mềm gắn vào ti hoặc bầu ngực. Tiếp theo cho bé ngậm ti và ống dẫn nối từ bình sữa công thức. Lưu ý là nên pha vừa đủ lượng sữa công thức để bé có thể dùng hết trong mỗi cữ.

Dặm sữa công thức cho trẻ có gây ảnh hưởng gì cho trẻ không ?
Dặm sữa công thức cho trẻ, tức là bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thường là khi trẻ khoảng 4-6 tháng tuổi. Việc dặm sữa công thức không gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể nếu được thực hiện đúng cách và trong thời gian phù hợp. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý:
- Sự chuyển đổi từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn rắn phải diễn ra dần dần và theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc nhà dinh dưỡng. Trẻ cần được đủ thời gian để tiếp cận và thích nghi với thức ăn mới.
- Nguy cơ dị ứng: Dặm sữa công thức có thể tăng nguy cơ phát triển dị ứng thực phẩm. Hãy theo dõi cẩn thận các phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, hoặc khó thở. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Chăm sóc vệ sinh: Đảm bảo an toàn vệ sinh khi chuẩn bị và khi cho trẻ ăn. Sử dụng đồ mới, sạch để cho trẻ ăn.
Việc cho trẻ sơ sinh bú dặm sữa công thức sẽ mang đến đầy đủ nguồn dinh dưỡng và lượng sữa cần thiết. Nhờ đó mà các mẹ cũng sẽ không phải bận tâm về việc con thiếu sữa rồi quấy khóc. Đặc biệt là sữa công thức tiêu hoá cũng sẽ lâu hơn sữa mẹ nên bé sẽ no lâu hơn. Cho nên, các tần suất bé bú mẹ sẽ giảm lại. Ngoài ra, các mẹ cần phải chú ý rằng khi cho bé dùng sữa công thức thì phân bé sẽ cứng hơn. Phần phân này sẽ thường có mùi nặng hơn và có màu nâu hoặc là màu nâu sẫm.

Kết luận
Qua bài viết trên thì việc có nên dặm sữa cho trẻ sơ sinh không phần nào cũng đã được giải đáp. Các mẹ cần chú ý đến việc dặm sữa công thức cho trẻ sơ sinh, xem rằng có nên dặm sữa công thức cho trẻ sơ sinh không để đảm bảo cho trẻ không bị ảnh hưởng nhé !